Kết quả tìm kiếm cho "chết vì H5N1"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 65
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia vừa công bố phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 là một bé gái 6 tuổi trú tại thôn Chamkar Leav, thuộc xã Prey Koki, huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng.
Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, theo phân tích của một nhóm các nhà nghiên cứu nước này, gia súc nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 có thể dễ dàng lây truyền sang người hơn so với vật chủ mang mầm bệnh là gia cầm.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm chủng cúm gia cầm khác nhau ở người.
Trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngày 22/5, Cơ quan Y tế bang Victoria của Australia ban bố cảnh báo y tế công cộng, trong bối cảnh nước này ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người.
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với virus cúm gia cầm H5N1 hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát hiện “nồng độ virus rất cao trong sữa nguyên liệu” và đang điều tra chính xác thời gian virus có thể tồn tại trong sữa.
Không giống như virus corona, virus cúm H5N1 đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, sự lây lan gần đây của bệnh cúm gia cầm ở các loài động vật có vú đã làm dấy lên lo ngại rằng loại virus này có thể là mối đe dọa lây nhiễm tiếp theo đối với con người sau COVID-19.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".
Đến nay, An Giang vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm ở Campuchia và một số địa phương trong nước; thời tiết nắng nóng và dễ phát sinh dịch bệnh khi chuyển mùa mưa, công tác bảo vệ đàn vật nuôi không được lơ là, chủ quan.
Trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) ở Tiền Giang vừa được ghi nhận hôm 6/9 là ca đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay.
Đó là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên.